Tường nhà xuất hiện các mảng loang lổ, nấm mốc vốn không còn là điều xa lạ với nhiều gia đình. Dưới tác động của thời tiết, sau một thời gian đưa vào sử dụng, công trình ban đầu của bạn đã trở nên cũ kỹ, ẩm mốc bám đầy vừa gây mất thẩm mỹ lại còn ảnh hưởng đến kết cấu nhà. Vậy để xử lý tình trạng này và khoác lên chiếc áo mới cho tường nhà cũ, giải pháp nào sẽ có thể xử lý hiệu quả nhất? Tất cả sẽ được chia sẻ trong bài viết ” Chống thấm tường nhà cũ hiệu quả ” dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm dột , nấm mốc cho tường nhà cũ

Để tìm ra phương án thích hợp xử lý hiện tượng này, trước hết chúng ta cần tìm hiểu ra nguồn nguyên nhân dẫn đến nó

– Nước từ trên mái thấm xuống: Nguyên nhân này phần lớn xảy ra từ các vị trí như ống thoát nước dưới sàn, hộp kỹ thuật, góc tường, khu vực giáp lai tường nhà, rãnh thoát nước trên sàn mái… Ở những vị trí này, nước và hơi ẩm sẽ xâm nhập theo phía dưới, qua các vết rạn nứt từ nứt chân chim, nứt cổ trần, đến mao mạch rỗng của tường xuống tận bên dưới.

– Thấm nước qua sàn nhà vệ sinh: Cũng có bắt nguồn tương tự với nguyên nhân bên trên, chủ yếu là từ vị trí ống thoát nước sàn, hộp kỹ thuật, các vết rạn nứt chân tường.

– Thấm nước vì nứt cổ trần: Các vết rạn cổ trần thường có diện tích rất to, vì vậy, nếu trời mưa,  nước có thể dễ dàng tràn vào, ứ đọng lâu ngày dẫn đến thấm tường trên diện rộng.

– Rạn nứt chân chim ở tường ngoài

– Đường ống thoát nước bị tắc hoặc thủng

chống thấm tường nhà cũ hiệu quả

Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác mà chúng tôi không kể đến, trên đây là những nguyên nhân chung nhất dẫn đến tình trạng cần xử lý chống thấm tường nhà cũ. Vậy giải pháp là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!

2. Cách chống thấm cho tường nhà cũ

Nhìn chung, đối với các khu vực tường nhà đã xuống cấp và cần được tu sửa, bạn hãy xử lý theo quy trình kỹ thuật chung những bước sau:

Bước 1: Vệ sinh lớp sơn bị bong trên bề mặt tường. Làm sạch hoàn toàn những khu vực xuất hiện tình trạng thấm nước. Biểu hiện của những khu vực này chính là có lớp rong rêu bao phủ trên bề mặt.

Bước 2: Khoanh vùng lại các vết nứt, vết hở trên bề mặt cần thi công.

Bước 3: vá, trám lại các vết nứt, khe hở bằng hồ vữa trước. Lưu ý, hồ vữa ở đây cần dùng loại bột vữa chuyên dùng cho tường ngoại thất.

Bước 4: Xử lý bề mặt bằng sơn chống thấm. Phủ từ 1 – 2 lớp sơn chống thấm để đạt tối ưu quy trình thi công. Bề mặt trước khi sơn cần sạch sẽ, khô thoáng, đạt mức độ ẩm dưới 16%.

Lưu ý: Nếu không đảm bảo bề mặt sạch 100% thì không nên quét sơn luôn vì lớp sơn sẽ không đạt đủ chất lượng chống thấm tối đa.

>> Bài viết nổi bật:

chống thấm tường nhà cũ hiệu quả hình 2

Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý xử lý chống thấm cho cả bề mặt trong và ngoài của tường nhà:

2.1. Chống thấm tường nhà cũ mặt ngoài

Vệ sinh sạch sẽ và lau khô bề mặt.

Đổ vật liệu chống thấm vào vết nứt trên bề mặt

Quét sơn lót và đợi lớp phủ sơn khô lại

2.2. Chống thấm tường nhà cũ mặt trong

Ngoài ra, chúng ta cần thực hiện thêm quy trình chống thấm bên trong nếu tường nhà bạn bị ẩm mốc ở diện tích 1m2 trở lên để xử lý kịp thời hiện tượng thấm dột này:

Dùng cạo và chà nhám để loại bỏ hoàn tất cả các lớp sơn đã bị hư hại, bong tróc.

Dùng xà bông đường để rửa tường.

Nếu tường có chất liệu là thạch cao hoặc bê tông, hãy dùng thạch cao để lấp vào các vết nứt.

Sử dụng sơn chống thấm với số lớp phủ tương đương với yêu cầu từ nhà sản xuất

Cuối cùng là sử dụng lớp phủ bằng các vật liệu chống thấm khác.

chống thấm tường nhà cũ hiệu quả hình 3

Trên đây là gợi ý về biện pháp chống thấm tường nhà cũ hiệu quả mà chúng tôi muốn đưa tới bạn. Hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích để có biện pháp xử lý kịp thời với công trình của mình!

>> Bảng giá chi tiết sơn chống thấm giá thành tốt nhất tại: https://sonjymec.com/bang-gia-son-chong-tham-moi-nhat.htm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *