
Trần thạch cao chìm là một trong ít loại thạch cao được ưa chuộng, được nhiều người lựa chọn thi công cho công trình của mình. Vậy, quá trình thi công trần thạch cao chìm diễn ra như thế nào? Các chuyên gia kỹ thuật tại Thiên Thành Phát sẽ hướng dẫn cụ thể trong bài viết sau đây.
Thi công thạch cao Đà Nẵng: https://www.taidanang.com/tran-thach-cao-da-nang/
Trần thạch cao chìm và ứng dụng
Trần thạch cao chìm là loại trần có cấu tạo khung xương được giấu bên trên các tấm thạch cao. Do đó khi hoàn thiện chúng ta chỉ thấy một tấm trần bằng phẳng như tấm bê tông bình thường được quét sơn hoàn chỉnh, tạo nên một nét thẩm mỹ riêng cho căn phòng.
Trần thạch cao chìm được ứng dụng trong nhiều công trình khác nhau
Trần thạch cao chìm cũng có những ưu điểm và hạn chế của mình. Về ưu điểm có thể kể tới như tính thẩm mỹ cao do mọi thứ đã được giấu bên trong, tạo không gian rộng rãi hơn. Khả năng cách nhiệt, cách âm của trần chìm cũng nổi trội hơn trần nổi. Ngoài ra, khi lắp trần chìm, sự kết hợp với hệ thống đèn trang trí cũng dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó cũng có những nhược điểm như chi phí lắp đặt cao do thời gian thiết kế, thi công diễn ra lâu. Muốn sửa chữa nếu có hư hại thì phải tháo dỡ toàn bộ hệ thống.
Trần thạch cao chìm được nhiều người lựa chọn vì ứng dụng rộng rãi. Công trình nhà ở, văn phòng,… có diện tích vừa và nhỏ vẫn thích hợp chọn thi công trần thạch cao chìm.
Các bước thi công trần thạch cao chìm
Để thi công hoàn chỉnh và đạt chất lượng cao cho công trình thì việc đầu tiên và quan trọng nhất là phân loại trần, xác định mục đích lắp đặt. Những việc này sẽ giúp cho quá trình thi công diễn ra dễ dàng, suôn sẻ theo một lộ trình định sẵn, tránh mắc phải sai sót.
Trần thạch cao chìm được yêu thích vì độ thẩm mỹ cao
Đối với cơ sở thi công trần thạch cao uy tín Thiên Thành Phát, yêu cầu thẩm mỹ và chất lượng luôn được đặt lên hàng đầu. Chủ công trình mong muốn lắp đặt theo phong cách nào thì cũng được đáp ứng như mong đợi. Thi công trần thạch cao khung chìm bao gồm các bước sau:
– Bước 1: xác định độ cao trần và cố định thanh viền tường. Việc xác định lấy dấu chiều cao trần sẽ bằng ống nivo hoặc máy laser. Sau đó là lắp thanh viền tường vào độ cao đã xác định.
– Bước 2: xác định điểm treo ty và bố trí khung trần, lắp đặt thanh chính. Chú ý khoảng cách giữa các điểm treo cho hợp lý. Khoảng cách của các thanh chính , các điểm treo khi bố trí khung trần cũng phải đúng theo quy định trong bản vẽ cấu tạo hệ khung trần chìm.
– Bước 3: lắp đặt, dựng kết cấu và cân chỉnh hệ khung xương trần chìm. Yêu cầu phải chỉnh cho khung ngay ngắn và mặt bằng khung phải thật phẳng.
Liên kết thanh phụ vào các thanh chính bằng ngàm có sẵn trên thanh chính.
– Bước 4: lắp đặt tấm thạch cao lên khung và xử lý khe nối. Cần chú ý xử lý khe nối bằng băng giấy hoặc băng keo lưới, bột xử lý mối nối chuyên dụng Gyp-Filler.
Việc thi công trần thạch cao chìm tưởng như đơn giản nhưng thật ra yêu cầu phải có độ chính xác cao. Do đó người thợ thi công phải thật cẩn thận và làm việc thật chu đáo để không xảy ra sai sót về sau. Để khi hoàn chỉnh, bàn giao thì khách hàng sẽ nhận được một công trình tuyệt vời nhất.
https://canhodatviet.com/da-kim-sa-trung-op-mat-bep-gia-bao-nhieu/
https://canhodatviet.com/da-kim-sa-trung-op-mat-bep-gia-bao-nhieu/